
9 bệnh thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh
Đặc trưng của mùa hè là thời tiết hanh khô, đôi khi xuất hiện mưa rào bất chợt. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi để những bệnh thường gặp vào mùa hè bùng phát mạnh mẽ. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh thường gặp vào mùa hè do muỗi vằn có chứa virus dengue đốt người lây lan:
Triệu chứng
Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh sốt xuất huyết là người bệnh bị sốt cao lên đến 40 độ C, kéo dài từ 2 – 7 ngày mà không hạ sốt. Ngoài ra còn kèm theo dị ứng, phát ban, đau bụng dữ dội, tụt huyết áp và chảy máu cam.
Cách phòng tránh
Hiện tại, chưa có vắc xin nào tiêm phòng sốt xuất huyết. Chúng ta nên thường xuyên vệ sinh không gian sống, tiêu diệt toàn bộ tác nhân gây bệnh như: loăng quăng, bọ gậy, muỗi… Ngoài ra vào mùa hè, bạn nên ngủ màn để tránh bị muỗi đốt làm lây bệnh.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh thường gặp vào mùa hè do virus Varicella Zoter gây ra có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua hô hấp, không khí, dịch nhầy…
Triệu chứng
Người bệnh thủy đậu sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân, chảy nước mũi. Đặc biệt, trên da sẽ xuất hiện các nốt ban màu đỏ ở trên mặt. Sau đó nhanh chóng lan ra khắp toàn thân, phát triển thành bọng nước.
Cách phòng tránh
Bạn nên chủ động không tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu để không bị lây lan. Ngoài ra, hãy duy trì thói quen rửa tay sát khuẩn thường xuyên, vệ sinh tai mũi họng hàng ngày. Đối với trẻ em, nên sắp xếp đi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu đúng thời điểm.
Bệnh sởi
Đây là một trong các bệnh thường gặp vào mùa hè phổ biến với trẻ nhỏ. Nó xảy ra quanh năm nhưng “nở rộ” nhiều nhất vào mùa hè.
Triệu chứng
Người bị sởi sẽ xuất hiện những nốt đỏ đóng thành mảng dày ở phía sau tai, mặt. Sau đó, các vết đỏ này sẽ lan rộng xuống cổ và ngực. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo sốt cao, ho, mắt đỏ ngầu. Một số trẻ nhỏ còn biến chứng thành viêm tai, viêm phổi và viêm não.
Cách phòng tránh
Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Trẻ em cần được tiêm đủ 2 mũi phòng bệnh sởi vào thời điểm 9 tháng tuổi và khi 18 tháng tuổi.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng hình thành do tác động của virus thuộc nhóm Enterovirus. Căn bệnh thường gặp vào mùa hè này có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, cơ thể người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng của người bị bệnh.
Triệu chứng
Bệnh tay chân miệng có dấu hiệu đầu tiên là bị sốt, chán ăn, ho, nhức đầu. Sau đó khoảng 1 ngày sẽ xuất hiện những vết lở loét, đốm đỏ mọng nước bên trong miệng. Từ đó lan sang lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông của trẻ. Diễn tiến của bệnh rất nhanh, nếu không can thiệp trong 24h có thể gây tử vong.
Cách phòng tránh
Đáng buồn là hiện nay chúng ta vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để phòng tránh, bạn nên rửa tay thường xuyên với xà phòng, nghiêm túc ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và không tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh.
Bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân bị tiêu chảy xuất phát từ sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng vào hệ tiêu hóa thông qua ăn uống. Đây cũng là bệnh thường gặp vào mùa hè nhất.
Triệu chứng
Triệu chứng bệnh tiêu chảy rất dễ phát hiện. Người bệnh thường đi vệ sinh dạng phân lỏng, số lượng đi vệ sinh nhiều hơn gấp nhiều lần so với bình thường. Tình trạng tiêu chảy cấp tính chỉ kéo dài một vài ngày. Trong khi đó, tiêu chảy mãn tính có thể kéo dài lên đến 4 tuần.
Cách phòng tránh
Tiêu chảy là bệnh thường gặp vào mùa hè vì thời tiết hanh khô dễ khiến thức ăn bị hư hỏng, vi khuẩn tấn công. Bạn nên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không uống nước lã có chứa vi khuẩn gây hại. Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh đều phải vệ sinh tay sạch sẽ.
Bệnh viêm não Nhật Bản
Đây là bệnh thường gặp vào mùa hè mang tính truyền nhiễm từ con muỗi có chứa virus cấp tính sang người. Bệnh gây tổn thương trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương.
Triệu chứng
Người bị viêm não Nhật Bản thường sốt cao đột ngột, kèm theo các tình trạng như: ôn mửa, nhức đầu dữ dội. Người bị viêm não Nhật Bản có tinh thần hoảng loạn, không tự chủ mà ngã vật vã ra sàn, co giật, bị liệt thân người.
Cách phòng tránh
Bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc đặc trị. Chính vì thế, cha mẹ nên tiêm phòng cho con đủ 3 mũi kể từ khi con được 1 tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 từ 1-2 tuần. Sau 1 năm kể từ khi tiêm mũi 2, cha mẹ đưa trẻ đi tiêm mũi 3 nhắc lại.
Bệnh cúm
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm “quen mặt” vào mùa hè. Chính vì có biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh thường gặp vào mùa hè khiến nhiều người sợ hãi:
Triệu chứng
Dấu hiệu chung của bệnh cúm là: sốt, đau đầu, nhức mỏi cơ, rã rời toàn thân, chảy nước mũi, đau họng và ho dai dẳng.
Cách phòng tránh
Chúng ta nên đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, bao gồm cả vệ sinh tai – mũi – họng. Ngoài ra, ngay cả khi vào mùa hè, hãy giữ ấm cơ thể vào ban đêm, ăn uống đủ chất và hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ
Trong các bệnh thường gặp trong mùa hè, đau mắt đỏ là căn bệnh cấp tính, dễ lây lan nhưng không nguy hiểm đến tính mạng và ít để lại di chứng:
Triệu chứng
Quan sát hai bên mắt, người bệnh sẽ thấy mắt bị đỏ hoe, ngứa rát và có cảm giác rất cộm. Người bị đau mắt đỏ sẽ có phản xạ né tránh ánh sáng, dễ chói mắt khi nhìn vào vùng sáng rực rỡ. Mắt liên tục chảy nước mắt, đóng ghèn bám chặt ở hai mi mắt.
Cách phòng tránh
Ngay khi có cảm giác ngứa mắt, nghi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên rửa tay sạch với xà phòng. Tuyệt đối không nên đưa tay lên dụi mắt, sờ vào mũi hoặc miệng. Hàng ngày, duy trì thói quen vệ sinh mắt bằng lọ thuốc nhỏ mắt cá nhân, không tiếp xúc gần với người bị bệnh
Những bệnh thường gặp vào mùa hè thường không nguy hiểm nhưng sẽ để lại biến chứng lâu dài, giảm sút sức khỏe nghiêm trọng. Bạn hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức và cách phòng bệnh hiệu quả nhất.