
Cơ thể bị sốc nhiệt và hậu quả khi thời tiết thay đổi đột ngột
Những năm vừa qua, biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ trái đất nóng lên đỉnh điểm. Đồng thời gây ra một căn bệnh nguy hiểm mới mang tên “sốc nhiệt”. Cơ thể bị sốc nhiệt không được ứng cứu kịp thời có thể gây di chứng lên hệ thần kinh, thậm chí tử vong. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng sốc nhiệt và cách phòng tránh trong bài viết dưới đây.
Cơ thể sốc nhiệt là gì?
Cơ thể bị sốc nhiệt thường xảy ra vào những đợt nắng nóng cao điểm với nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 độ C. Các biểu hiện của sốc nhiệt cũng tương tự như tình trạng say nắng, cảm nắng thông thường nhưng có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Cơ thể bị sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng mạnh quá nhanh, mồ hôi tiết ra liên tục, gây mất nước làm tổn thương bộ kiểm soát thân nhiệt. Các chức năng trong cơ thể bị rối loạn khiến hệ thần kinh đột ngột dừng hoạt động dẫn đến tình trạng hôn mê. Sốc nhiệt là tình trạng nguy hiểm nhất trong số các vấn đề xảy ra do nắng nóng.
Đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt
Tất nhiên, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến bất kỳ ai gặp phải hiện tượng sốc nhiệt. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng sau có nguy cơ dễ bị sốc nhiệt nhất:
- Người già, trẻ em, phụ nữ vì đây là nhóm người có sức khỏe yếu và khả năng chịu đựng kém.
- Người mang trong mình các căn bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư, gan…
- Người thường xuyên phải lao động dưới thời tiết nắng nóng như: công nhân, vận động viên, shipper, nông dân…
Bên cạnh đó, những đối tượng có nền sức khỏe tốt, ổn định nhưng lao động liên tục, không bổ sung nước, điện giải đầy đủ cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt khiến cơ thể bị sốc nhiệt.
Các triệu chứng của cơ thể bị sốc nhiệt
Hiện tượng sốc nhiệt từ từ có những biểu hiện rõ ràng nhưng thường bị người bệnh chủ quan, coi thường. Còn với tình trạng cơ thể bị sốc nhiệt đột ngột thì các biểu hiện vẫn tồn tại nhưng diễn ra nhanh hơn khiến người bệnh không kịp phát hiện để đề phòng. Trong đó, cơ thể bị sốc nhiệt sẽ bao gồm những biểu hiện đặc trưng sau đây:
- Toàn thân ra mồ hôi nhiều bất thường
- Cổ họng khô rát do thiếu nước
- Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi
- Nhiệt độ cơ thể sốt trên 39 độ C
- Không thể cầm nắm chắc đồ vật và khó khăn trong đi lại
- Rối loạn nhận thức dẫn đến tình trạng chuột rút, co giật
- Có thể buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn
- Nguy hiểm hơn là ngất xỉu, hôn mê sâu
Làm thế nào để phòng tránh cơ thể bị sốc nhiệt?
Chính vì không có giai đoạn phát triển lâu dài nên không ai ngờ được mình có thể gặp phải hiện tượng sốc nhiệt. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị sốc nhiệt nên buộc phải phòng tránh bằng những phương pháp hiệu quả sau:
Luôn che chắn cơ thể khi ra ngoài trời nắng nóng
Nếu buộc phải ra ngoài đường trong thời tiết trên 40 độ C, bạn nên trang bị áo chống nắng, mũ, che ô, khăn choàng để hạn chế tối đa cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp phải làm việc liên tục dưới nắng nóng, người lao động nên sử dụng kính bảo hộ, áo chống nắng chuyên dụng. Đồng thời, chỉ làm việc trong một khoảng thời gian nhất định sau đó nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể điều hòa nhiệt độ nhanh chóng.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Trong thời tiết nắng nóng việc cung cấp nước cho cơ thể không chỉ cần đủ mà còn phải thường xuyên để không làm gián đoạn quá trình tiết mồ hôi, kịp thời nạp năng lượng tránh cho cơ thể bị sốc nhiệt. Với những ngày thời tiết nắng nóng cao điểm, bạn nên cho thêm một vài hạt muối vào nước uống để tăng cường điện giải, tránh mệt mỏi kiệt sức. Nước là biện pháp rẻ tiền nhất, dễ thực hiện nhất để phòng tránh cơ thể bị sốc nhiệt.
Hạn chế uống rượu và chất cafein
Có thể bạn không biết nhưng rượu và cafein khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng. Đây là thủ phạm gây ra cảm giác mệt mỏi, kiệt sức trong điều kiện nắng nóng và nguy hiểm hơn là tạo điều kiện để cơ thể bị sốc nhiệt.
Tập luyện thể dục thể thao điều độ
Việc rèn luyện sức khỏe thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, có đủ năng lượng để chống lại những tác nhân gây hại trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm. Đồng thời, rèn luyện sức khỏe sẽ giúp hệ tim mạch và bộ phận phụ trách điều hòa thân nhiệt thích nghi với thời tiết tốt hơn, đảm bảo không để cơ thể bị sốc nhiệt.
Ăn nhẹ giữa buổi
Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, cơ thể sẽ cần chuyển hóa năng lượng nhiều hơn để điều hòa nhiệt độ. Do đó, bạn sẽ cảm thấy đói nhanh hơn những ngày thời tiết mát mẻ. Bạn có thể ăn thêm bữa phụ để cung cấp cấp năng lượng cho cơ thể làm việc, tránh cho cơ thể bị sốc nhiệt. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có tính mát. Tuyệt đối không nên ăn đồ có tính cay nóng vì sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng nhanh, trong người cảm giác khó chịu hơn.
Sốc nhiệt là bệnh nguy hiểm khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao đột biến. Với những chia sẻ về cách phòng tránh khỏi cơ thể bị sốc nhiệt kể trên, hi vọng bạn đã có được những kiến thức bổ ích và yên tâm hơn trong quá trình làm việc.