Dấu hiệu bị bệnh tăng huyết áp – Biết muộn hối hận không kịp
Bệnh tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì những tiến triển âm thầm nhưng để lại hậu quả nguy hiểm đến tính mạng. Vậy dấu hiệu bị bệnh tăng huyết áp có dễ nhận biết không? Đọc bài viết sau để tìm hiểu chi tiết
Bệnh tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp còn có tên gọi khác là cao huyết áp. Đây là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay do thành mạch bị máu chèn ép lực quá lớn. Áp lực càng cao thì huyết áp càng tăng. Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng liên quan đến tim mạch, gây khó thở, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Để phát hiện sớm căn bệnh này, bạn hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu bị bệnh tăng huyết áp ở phần sau của bài viết.
Phân loại bệnh tăng huyết áp
Căn bệnh tăng huyết áp được phân chia thành nhiều loại như sau:
- Tăng huyết áp tự phát
- Tăng huyết áp thứ phát
- Tăng huyết áp tâm thu
- Cao huyết áp thai kỳ ở phụ nữ đang mang thai
Dấu hiệu bị bệnh tăng huyết áp
Đây vẫn là ẩn số mà những nhà khoa học đang nghiên cứu để nhanh chóng phát hiện cũng như kiểm soát bệnh tăng huyết áp:
Hầu hết người bệnh tăng huyết áp không có dấu hiệu
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho biết, các dấu hiệu của người bị cao huyết áp đã và đang xuất hiện thường xuyên ở người trẻ tuổi. Bệnh nhân tăng huyết áp từ 25 tuổi trở lên đã chiếm đến 47% tổng số người nhiễm bệnh. Đặc biệt, theo thống kê, có đến 51,6% người bệnh cao huyết áp hoàn toàn không nhận thấy những dấu hiệu bị bệnh cao huyết áp từ trước đó.
Như vậy, căn bệnh này nguy hiểm ở chỗ không biết nó đến từ lúc nào, có biểu hiện ra sao để kịp thời thăm khám và điều trị. Đôi khi, người bệnh đi khám tổng quát hoặc xét nghiệm những căn bệnh khác mới bất ngờ phát hiện mình bị tăng huyết áp. Trong khi trước đó, người bệnh hoàn toàn không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bị cao huyết áp nào khác.
Dấu hiệu nhẹ của bệnh tăng huyết áp
Vẫn có số ít bệnh nhân cảm nhận được các dấu hiệu bị bệnh tăng huyết áp thông qua những triệu chứng nhẹ như sau:
- Thường xuyên nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Đột nhiên bị ù tai
- Mất ngủ nhẹ, giấc ngủ chập chờn
Dấu hiệu bị bệnh tăng huyết áp giai đoạn nặng
Nếu biểu hiện của bệnh dữ dội hơn, người bệnh sẽ bắt gặp các dấu hiệu bị bệnh tăng huyết áp sau:
- Đột nhiên nhói tim trong thời gian gắn
- Mắt nhìn không rõ, độ cận tăng nhanh
- Hơi thở không đều, đôi khi cảm thấy khó thở, thở gấp
- Mặt mũi đỏ bừng, sờ vào cảm giác nóng râm ran
- Nếu cảm giác đau ở vùng ngực, da sẽ tái xanh đi
- Thi thoảng nôn ói không tự chủ
- Thường xuyên có cảm giác hồi hộp, lo âu, tim đập nhanh, dễ bị hốt hoảng
Cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp
Để hạn chế tối đa các dấu hiệu bị bệnh tăng huyết áp, mỗi người nên cải thiện thói quen sống hàng ngày như sau:
- Hạn chế ăn mặn trong khẩu phần ăn. Liều lượng sử dụng muối phù hợp nhất là dưới 1.500mg/ngày.
- Không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, dầu mỡ
- Tăng rau xanh, trái cây trong mỗi bữa ăn
- Đan xen sử dụng dầu cá omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi mỗi tuần 2-3 bữa ăn.
- Nên chuyển sang các loại sữa ít chất béo, ngũ cốc nguyên hạt
- Tập luyện theo khả năng của cơ thể, mỗi ngày chỉ nên tập thể dục khoảng 30 phút
- Không nên nằm quá lâu một chỗ hoặc ngồi ở 1 tư thế trong thời gian dài
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, nước uống có gas, trà, nước chứa cafein
Cách phòng tránh đột quỵ với người tăng huyết áp?
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tăng huyết áp chính là cơn đột quỵ. Nó có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào cướp đi sinh mạng của người bệnh. Theo khảo sát, 80% người đột quỵ lần đầu đều có trong người căn bệnh cao huyết áp. Duy trì huyết áp ổn định là cách ngăn chặn đột quỵ tốt nhất hiện nay. Vậy đâu là mức huyết áp ổn định? Đó là mức dưới 140/90 mmHg đối với người bình thường và dưới 130/80 mmHg đối với người đang điều trị các bệnh lý khác như: tiểu đường, suy thận…
Không có giải pháp nào đảm bảo triệt tiêu hoàn toàn đột quỵ vì căn bệnh này còn có nguy cơ từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để các dấu hiệu bạn bị cao huyết áp không làm gia tăng tỷ lệ đột quỵ, bạn nên thăm khám thường xuyên để sàng lọc bệnh tăng huyết áp. Sử dụng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ đúng liều lượng, đúng giờ để chấm dứt nhanh tình trạng nguy hiểm. Ngoài ra, người bệnh nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh cùng môi trường sống bình yên, thư thái.
Thay đổi thói quen sống có thể cải thiện từ 10-20mmHg trong chỉ số huyết áp. Quan trọng nhất, người bệnh không nên chờ đợi các dấu hiệu bị bệnh tăng huyết áp mà hãy chủ động phòng tránh và khám sức khỏe định kỳ. Bảo vệ sức khỏe bản thân cũng chính là gìn giữ hạnh phúc gia đình.