
Dấu hiệu loãng xương – tưởng đơn giản nhưng nguy hiểm tột cùng
Nhìn thấy những dấu hiệu loãng xương sau đây, dù chỉ rất nhẹ cũng xin đừng chủ quan. Đọc ngay bài viết để cảnh báo cho những người thân trong gia đình sớm nhất.
Loãng xương là tình trạng không thể tránh khỏi khi cơ thể bước vào độ tuổi trung niên. Vậy có dấu hiệu loãng xương nào dễ nhận biết hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bệnh loãng xương là gì?
Sự chắc khỏe, dẻo dai của xương đến từ việc duy trì hàm lượng canxi đầy đủ. Do đó, khi bạn càng lớn tuổi thì canxi trong xương càng mất dần khiến xương bị xốp, giòn, dễ gãy và không đủ khả năng chống chịu lực tác động. Độ tuổi càng cao, tình trạng loãng xương càng trở nặng.
Một số người thường chủ quan với các dấu hiệu loãng xương vì coi đó là điều bình thường khi có tuổi. Tuy nhiên, nếu cứ để bệnh tiến triển theo thời gian thì người bệnh sẽ chịu đựng cơn đau trong thời gian dài, rất khó điều trị để phục hồi chức năng xương như ban đầu.
Dấu hiệu loãng xương thường gặp
Có thể chúng ta đã được nghe rất nhiều lần về cụm từ “loãng xương” nhưng chưa thực sự hiểu dấu hiệu loãng xương là gì? Sau đây là những triệu chứng dễ gặp có thể đối chiếu với cơ thể của người đang nghi mắc bệnh loãng xương:
Đau nhức tại đầu xương
Người bệnh có cảm giác đau nhức tại các điểm đầu xương với vị trí trải rộng quanh vùng da khớp hoặc các đòn xương dài. Thậm chí nhiều người có dấu hiệu loãng xương nặng còn cảm thấy đau nhức như bị châm chích toàn thân. Khi di chuyển là lúc người bệnh cảm giác đau nhất. Chỉ khi ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ vào ban đêm mới thấy cơn đau dịu đi, không còn cảm giác dữ dội như ban ngày.
Người bệnh có xu hướng khom lưng
Đây là xu hướng dễ hiểu vì vùng lưng và chân tay là những nơi chịu tác động nhiều nhất của lực. Mặt khác, khi cơn đau dai dẳng cả ngày, người bệnh có cảm giác khom lưng sẽ đỡ đau hơn nên vô tình hình thành thói quen xấu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không nhắc nhở kịp thời, thói quen này sẽ gây biến dạng khớp, cong vẹo cột sống…
Giảm chiều cao
Đây là lý do hàng đầu khiến người già sẽ bị giảm chiều cao so với tuổi trưởng thành. Đồng thời là dấu hiệu loãng xương rất phổ biến. Cấu trúc xương không chỉ chịu áp lực kém mà còn bị teo dần, hao mòn các khớp so với ban đầu. Theo thời gian, da tay da chân bị nhăn lại, cơ thể giảm chiều cao đáng kể.
Không thể cúi gập người hoặc xoay người
Bệnh loãng xương cũng tập trung nhiều tại vùng cột sống, thắt lưng và hai bên liên sườn. Vì thế các dây thần kinh ở vùng đùi và thần kinh tọa sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Nếu bất ngờ thay đổi tư thế hoặc vận động mạnh thì người bệnh sẽ bị đau dữ dội. Do đó những hành động như không thể cúi gập người, xoay người về sau khó khăn là dấu hiệu loãng xương mà bạn không thể bỏ qua.
Kèm theo nhiều dấu hiệu đặc biệt khác
Người bệnh không chỉ có triệu chứng dấu hiệu loãng xương mà còn đi kèm các triệu chứng khác của căn bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp và cao huyết áp… Nhiều người bệnh sẽ nhầm lẫn những dấu hiệu này mà tự ý mua thuốc về sử dụng khiến tình trạng loãng xương trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên nhân gây loãng xương chủ yếu
Trên thực tế, có 3 nhóm nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương như sau:
Do lối sống thiếu khoa học
Độ tuổi phát hiện các dấu hiệu cơ thể loãng xương có xu hướng ngày càng sớm chính là thực trạng phản ánh lối sống sinh hoạt không hợp lý của giới trẻ. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, hãy dành 20 phút ngồi massage toàn thân hoặc ít nhất sử dụng máy massage ngâm chân để được thư giãn và tăng sức dẻo dai cho xương khớp. Máy massage chân Nevato đang được “rỉ tai” nhau như một “bí quyết” chăm sóc sức khỏe và bảo vệ xương khớp cho mọi nhà.
Do tính chất công việc
Những người làm việc trong môi trường công nghiệp, đảm nhận các nhiệm vụ nặng nhọc, vất vả có nguy cơ loãng xương cao hơn người bình thường. Đặc biệt, nữ giới làm việc trong môi trường này có tỷ lệ mắc bệnh loãng xương và phát hiện dấu hiệu loãng xương sớm gấp 5 lần so với nam giới.
Do thiếu canxi
Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương. Tất nhiên, không phải đợi đến lúc về già mới bổ sung canxi mà ngay từ khi còn trẻ, bạn nên tập thói quen hấp thụ canxi cho xương để chống lại lão hóa và giảm quá trình hủy xương diễn ra nhanh. Từ đó, đảm bảo chất lượng xương chắc khỏe, dẻo dai, chịu lực tốt, không bị giòn yếu.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao
Dưới đây là những người có tỷ lệ mắc dấu hiệu cơ thể loãng xương cao hiện nay:
- Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh
- Người có thân hình nhỏ nhắn, gầy
- Người lớn tuổi
- Người có người thân trong gia đình bị loãng xương
- Quá khứ từng bị gãy xương
- Người đang điều trị bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp hoặc sỏi thận
Với những dấu hiệu loãng xương kể trên, có thể nói đây là căn bệnh “tuổi già” nhưng hoàn toàn có thể chuẩn bị trước và phòng tránh nó từ khi còn trẻ. Hãy thay đổi quan niệm sống và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho sức khỏe của mình.