
Dấu hiệu triệu chứng đau thần kinh tọa bạn biết chưa?
Dây thần kinh tọa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng di chuyển của cơ thể. Tuy nhiên, dấu hiệu triệu chứng đau thần kinh tọa thường bị coi nhẹ do giống với những triệu chứng chấn thương khớp khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau:
Bệnh đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa có tên khoa học là sciatica pain. Đây là chứng bệnh đau thần kinh hông to mà cơ thể sẽ phát ra phản ứng đau ở dọc đường đi của dây thần kinh tọa. Đặc biệt là cảm giác đau nhói tại vùng cột sống thắt lưng đến mặt ngoài của đùi, cẳng chân, mắt cá chân và điểm đầu các ngón chân. Triệu chứng đau thần kinh tọa như thế nào chúng ta cùng theo dõi ở phần sau của bài viết.
Thông thường, bệnh đau thần kinh tọa thường xuất hiện ở người thường xuyên lao động nặng nhọc từ 30-50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Hiện nay, đau thần kinh tọa đã trở thành căn bệnh phổ biến thứ 2 trong nhóm bệnh về xương khớp sau chứng viêm khớp dạng thấp.
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm đến tính mạng không?
Cơn đau của bệnh đau thần kinh tọa phụ thuộc vào giai đoạn mắc bệnh và lối sống của mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh sẽ không bị đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, các dấu hiệu triệu chứng đau thần kinh tọa gia tăng có thể khiến suy yếu các chi, gây tàn phế hoặc liệt nửa người. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng di chuyển của người bệnh.
Dấu hiệu triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa phổ biến
Vậy dấu hiệu đau thần kinh tọa là như thế nào? Thông thường, các biểu hiện lâm sàng của đau thần kinh tọa cũng phụ thuộc lớn vào vị trí chấn thương. Nếu từng trải qua các cơn đau do khớp sụn gây ra, bạn sẽ thấy cơn đau do chấn thương dây thần kinh tọa hoàn toàn khác biệt. Người bệnh có cảm giác đau tại dọc đường đi của dây thần kinh tọa, cơn đau lan từ cột sống thắt lưng tới mặt ngoài của đùi hoặc xuống cẳng chân.
Đôi khi, mắt cá chân và đầu ngón chân cũng cảm nhận được sự nhói đau mạnh mẽ. Ngoài ra, một số người bệnh sẽ cảm thấy đau lan rộng từ cột sống dưới vùng thắt lưng đến phần mông và phía sau chân. Không những thế, một số bệnh nhân còn kèm theo dấu hiệu triệu chứng đau thần kinh tọa khác như: tê chân, ngứa râm ran như có kiến bò dưới lòng bàn chân hoặc các đầu ngón chân. Tuy nhiên, khu vực lan rộng của vùng chấn thương sẽ đi theo một con đường rõ ràng.
Mức độ đau sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ chấn thương cũng như giai đoạn của bệnh. Ban đầu, người bệnh sẽ chỉ thấy đau nhói khi hoạt động mạnh. Lâu dần cảm giác đau thường xuyên hơn, đau dai dẳng không hết. Cho đến khi người bệnh thấy dấu hiệu triệu chứng đau thần kinh tọa dữ dội hơn ngay cả khi đang nằm ở tư thế nghỉ thì người bệnh đã bước vào giai đoạn chuyển nặng.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa
Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa đầu tiên, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị tốt nhất. Tại đây, bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như:
- Người bệnh bị đau thần kinh tọa do biến chứng của chấn thương đĩa đệm cột sống. Vùng đĩa đệm đè trực tiếp lên dây thần kinh gây đau và hạn chế đi lại.
- Người có chấn thương xương khớp do tai nạn hoặc tập luyện thể dục thể thao
- Người bị thoái hóa khớp, viêm khớp gây kích thích sưng viêm dây thần kinh tọa
- Người bị bệnh lao hoặc vi khuẩn xâm nhập tấn công vào cùng màng khớp, dây thần kinh tọa
- Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn bao gồm: Người bệnh bị khối u chèn ép vào dây thần kinh tọa, người bệnh bị nhiễm trùng do chấn thương bên trong mạch máu.
Cách phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa không phải là căn bệnh tuổi già nên nó không chịu ảnh hưởng từ tuổi tác mà do chính lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày tạo nên. Bạn cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng như thói quen sống lành mạnh sau đây để hạn chế nguy cơ gặp phải các dấu hiệu triệu chứng đau thần kinh tọa:
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 20 phút
- Lựa chọn tư thế ngồi làm việc thoải mái có tựa lưng, tay vịn chắc chắn. Bạn có thể kê tại vùng thắt lưng một chiếc khăn cuộn để duy trì đường cong cơ thể một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, phần chân ghế nên có đế xoay để cơ thể linh hoạt hơn.
- Hạn chế vận động mạnh vùng thắt lưng
- Không nên bê đồ quá nặng vượt sức chịu đựng của cơ thể
- Trước khi cúi người bê vác vật có trọng lượng lớn, bạn nên huy động lực ở tất cả các chi, giữ thẳng lưng để phân bổ lực trải dài khắp cơ thể cũng như giảm sức mạnh đè lên vùng thắt lưng.
Dấu hiệu triệu chứng đau thần kinh tọa hoàn toàn khác với những căn bệnh xương khớp thường gặp. Bạn nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn để kịp thời phát hiện dấu hiệu của bệnh nhằm có phương án điều trị tốt nhất.