
Triệu chứng bệnh gút, phát hiện càng sớm càng tốt
Biết sớm những triệu chứng bệnh gút này sẽ giúp bạn sống vui khỏe và lạc quan hơn. Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về gout và cách điều trị tốt nhất
Người bệnh gout (gút) cần có chế độ ăn uống lành mạnh cùng pháp đồ điều trị lâu dài mới có thể khống chế bệnh hiệu quả. Muốn vậy, hãy tìm hiểu ngay triệu chứng bệnh gút trong bài viết dưới đây để phát hiện sớm và giải quyết dứt điểm nguồn cơn gây bệnh.
Bệnh gút là gì?
Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong là tình trạng đau nhức, sưng viêm khớp. Cơ chế của bệnh gút xuất phát từ việc nồng độ axit uric trong máu tăng quá cao khiến thận không thể lọc hết axit uric ra bên ngoài. Do đó, nó sẽ tích tụ lại trong máu và biến thành những hạt tinh thể nhỏ, tập trung tại màng dịch khớp gây viêm khớp, sưng phù sụn. Người bệnh cảm giác đau đớn, bị hạn chế đi lại.
Mặc dù tác nhân chính gây ra bệnh gút là axit uric nhưng không thể lấy nồng độ axit uric trong máu để làm triệu chứng của gút chẩn đoán bệnh. Vì axit uric có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau trong khi bệnh gút còn có nhiều triệu chứng khác đi kèm.
Triệu chứng bệnh gout
Dưới đây là những triệu chứng bệnh gút mà bạn có thể quan sát để phát hiện bệnh sớm, không bị nhầm lẫn với những chấn thương phần mềm khác:
Cơn đau tại vị trí khớp
Nếu bạn đang thắc mắc triệu chứng bệnh gút như thế nào thì có thể tóm gọn vào cảm giác đau đớn. Vì đặc điểm chung của bệnh gout là hàm lượng axit uric sẽ tập trung chủ yếu tại vùng khớp, nên không gây đau toàn thân như những bệnh về xương khớp khác. Tuy nhiên, cơn đau sẽ dữ dội và đến đột ngột, nhất là vào ban đêm.
Xuất hiện sưng đỏ
Sau từ 1-2 tuần kể từ khi xuất hiện cơn đau đầu tiên, người bệnh sẽ thấy vùng khớp bị đau có biểu hiện sưng nhẹ. Nếu có triệu chứng rõ ràng thì người bệnh sẽ thấy vùng khớp hơi ửng đỏ. Ngược lại cũng có trường hợp chỉ đau dữ dội, bị sưng tấy nhưng không đỏ, chạm vào cảm giác ấm nóng hơn những vùng da xung quanh.
Đau dữ dội nhưng không dai dẳng
Đặc trưng của các cơn đau gout là có diễn biến nhanh, cơn đau trầm trọng nhưng chỉ kéo dài từ 5-7 ngày. Đây là triệu chứng bệnh gút nhẹ nên bạn cần chú ý quan sát và lắng nghe cơ thể của mình.
Người có triệu chứng bệnh gút nặng sẽ đau lên đến vài tuần. Sau đó, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm dần, đi lại ổn định hơn, các khớp hoạt động bình thường trở lại như trước. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, các khớp sẽ trở lại đau dữ dội và tiếp tục lặp lại chu kỳ tuần hoàn như thế.
Các biến chứng kéo theo
Như đã nói ở trên, hàm lượng acid uric tích tụ trong máu lâu dài có thể kéo theo nhiều căn bệnh khác nhau. Cộng thêm các triệu chứng bệnh gút thì người bệnh sẽ dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí các biến chứng này còn dễ nhận ra hơn cả triệu chứng của bệnh gút:
- U cục tophi: Các khối u xuất hiện tại đầu ngón tay hoặc ngón chân, vùng da tai và da đầu gối.
- Viêm xương khớp: Từ vị trí các khớp, nếu không điều trị gout đúng quy trình, tình trạng sẽ trầm trọng hơn đối với toàn bộ cấu trúc xương và những vị trí khớp khác.
- Sỏi thận: Các tinh thể acid uric tồn đọng trong cơ thể sẽ tích tụ trong thận sau quá trình đào thải không triệt để, từ đó gây ra sỏi thận.
Nguyên tắc điều trị bệnh gout
Đây là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài và kiên nhẫn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc điều trị sau:
- Tuyệt đối thực hiện theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ
- Không tự ý đổi thuốc hoặc sắc thuốc lá, đi nắn chỉnh hình
- Tái khám đúng lịch để kiểm soát mức độ phát triển của bệnh
- Tập luyện thể dục đều đặn với cường độ phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ
- Duy trì cân nặng ổn định so với cơ thể
- Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học: không ăn nội tạng động vật, không sử dụng rượu bia, kiêng hải sản, tránh xa chất đạm, hạn chế chất béo. Đồng thời, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ xung chất xơ có trong tự nhiên vào cơ thể, sử dụng đường từ rau củ quả thay cho đường tinh luyện
- Sử dụng máy massage toàn thân hoặc máy massage chân để thư giãn xương khớp và giải tỏa căng thẳng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chân với thảo dược để mang lại hiệu quả massage tốt nhất.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có cồn, nước có ga
- Quan sát các triệu chứng bệnh gút có thuyên giảm hay chuyển nặng hơn trong cơ thể
Đối tượng có nguy cơ bệnh Gout (gút) cao
Theo thống kê, cứ 200 người trưởng thành thì có 1 người bị bệnh gout. Đặc biệt, bệnh gout không loại trừ bất kỳ đối tượng nào, kể cả nam hay nữ hoặc ở độ tuổi nào. Trong đó, nam giới ở độ tuổi 30-50 tuổi và nữ giới trong thời kỳ mãn kinh sẽ có nguy cơ xuất hiện triệu chứng bệnh gút nhiều hơn những đối tượng khác.
Ngoài ra, một số đối tượng sau sẽ có khả năng mắc bệnh gout cao hơn người bình thường:
- Người có chế độ ăn nhiều hải sản và chất đạm
- Đối tượng uống rượu bia trong thời gian dài
- Người thừa cân, béo phì hoặc tăng cân thiếu kiểm soát
- Người có gia đình từng bị bệnh gout
- Người sau phẫu thuật hoặc gặp chấn thương liên quan đến xương khớp, mô sụn
- Người bị tăng huyết áp
- Người đang bị sỏi thận hoặc có chức năng thận thất thường
- Người có tiền sử từng mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim, tắc nghẽn mạch máu…
Bệnh gout đang ngày càng xâm chiếm cuộc sống của mỗi người. Đừng để những triệu chứng bệnh gút trở nên ám ảnh bạn! Chúc bạn có một lối sống lành mạnh và sức khỏe như ý nguyện.