
Bật mí công dụng tuyệt vời của lá ngải cứu khô
Bật mí công dụng tuyệt vời của lá ngải cứu khô.
Lá ngải cứu khô vốn là nguyên liệu không thể thiếu trong thành phần điều chế phương thuốc đông y. Bên cạnh ưu điểm là thành phần lành tính nhất thì loại lá này còn có rất nhiều công dụng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thật kỹ về thần dược này thì hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé!
Tìm hiểu thông tin về lá ngải cứu
Cây ngải cứu được biết đến với tên là Latin là Artemisia absinthium và ví như một loại cây cỏ có giá trị rất cao, sở hữu mùi hương đặc biệt. Được sử dụng như một loại thảo dược quý vì có lợi cho sức khỏe. Cây ngải cứu lần đầu tiên được phát hiện tại Châu Âu và vì đặc tính rất dễ phát triển nên đến nay chúng ta có thể bắt gặp chúng ở nhiều nơi trên thế giới từ Châu Á, Châu Phi và cả châu Mỹ.
Hầu như tất cả các cây ngải cứu đều được sử dụng với mục đích làm phương thuốc tự nhiên hỗ trợ sức khỏe. Lá ngải cứu khô được sử dụng rộng rãi. Khi phơi khô ngả màu nâu đậm và gom lại lương nhỏ hơn nhiều lần so với lá tươi.
Vốn là loại cây khá nổi tiếng khi được sử dụng để tạo ra rượu ngải cứu (Absinthe). Từ lâu, cây ngải cứu bị xem như là một chất gây ảo giác cực có hại với sức khỏe và là một chất gây độc. Vì vậy cây ngải cứu đã bị cấm sử dụng và nuôi trồng tại Hoa Kỳ trong hơn một nửa thế kỷ từ năm 1912 đến năm 2007. Hiện nay, ngải cứu đã được công nhận một cách hợp pháp và được cho phép tất cả mọi người sử dụng tại Hoa Kỳ cũng như ở tất cả mọi nơi.
Cách chế biến lá ngải cứu khô
Bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây để chế biến lá ngải tươi đơn giản:
- Bước 1: Cắt ngọn cây ngải cứu tươi (khoảng 1⁄3 phần trên của nhánh cây), và bạn có thể dùng thêm phần rễ.
- Bước 2: Pha loãng nước muối ấm thật sạch để ngâm cây ngải cứu tươi vừa thu hoạch ở bước 1, rửa sạch bụi bẩn có ở trên cây trên cây. Sau đó vớt ra để ráo và đem phơi khô trong bóng mát cho đến khi thật khô đến độ nhất định.
- Bước 3: Chặt nhánh cây ngải cứu đã được phơi khô thành từng khúc nhỏ, cho vào chảo nóng cùng với lá cây, rang cho khô đến khi lá và phần thân chuyển sang màu vàng, có mùi thơm thảo mộc thì tắt bếp, để nguội hẳn. Có thể cất vào lọ thủy tinh đậy kín hoặc túi kín khí để bảo quản.
Tác dụng của lá ngải cứu khô
Nhờ tính năng dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao nên nhiều người đã dùng lá ngải cứu khô để bổ sung vào quá trình chữa bệnh.
Chống lo âu, trầm cảm, an thần hỗ trợ giấc ngủ
Hợp chất quan trọng flavonoid trong cây ngải cứu có tác dụng trực tiếp trong cải thiện tâm trạng bồn chồn, giải quyết lo lắng, giúp giảm căng thẳng kéo dài, từ đó chống lo âu và bệnh trầm cảm hiệu quả.
Thải độc gan, thanh lọc cơ thể
Ngải cứu khô chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ gan thải độc cực hiệu quả, giảm áp lực hoạt động tần số nhiều trong gan, khắc phục các vấn đề tiềm năng ở gan như viêm gan. Ngoài ra, ngải cứu cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể, thải độc thận, đường ruột thông qua hệ bài tiết nước tiểu, tuyến mồ hôi, giảm nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
Điều hoà kinh nguyệt, giảm biểu hiện của đau bụng kinh
Trong cây ngải cứu có chứa một số hợp chất rất tốt với tử cung phụ nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm cơn đau bụng kinh. Theo Đông y, lá ngải cứu có vị đắng nhẹ, tính ấm, khi vào cơ thể sẽ tác động vào các bộ phận tỳ, gan, thận giúp tán hàn, thông huyết ứ đọng, hoạt huyết. Từ đó, tăng cường lưu thông máu và cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như: điều hòa chu kỳ kinh, giảm đau bụng kinh, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa rất hiệu quả. .
Tăng cường não bộ và giải quyết vấn đề tiêu hoá
Lá ngải cứu khô được nhắc đến với khả năng làm giảm triệu chứng liên quan đến tiêu hoá như đầy hơi, khó tiêu. Bên cạnh đó cũng kích thích vấn đề về táo bón cực tốt. Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa cũng góp phần phát triển não bộ cải thiện trí nhớ và giảm căng thẳng hiệu quả.
Một số lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu khô
Mặc dù sở hữu nhiều công dụng thần thánh nhưng trong cuộc sống tránh lạm dụng quá nhiều để gây ra hậu quả không mong muốn. Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu khô:
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng lá ngải cứu khô để pha trà uống trực tiếp vào người. Bởi vì thành phần chứa trong lá có thể gây ảnh hưởng đến em bé cũng như quá trình mang thai của mẹ.
- Một số người có những biểu hiện dị ứng với lá ngải cứu tuyệt đối không nên sử dụng. Nếu được bác sĩ kê đơn cần hỏi kỹ để tránh những tác hại không mong muốn.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi vừa cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về lá ngải cứu khô. Để biết thêm thông tin về nhiều loại thảo dược tốt cho sức khỏe, nhớ ghé qua website thường xuyên nhé!
Nếu bạn cần tư vấn chi tiết về sản phẩm bồn ngâm chân Nevato, vui lòng liên hệ:
Website: https://nevato.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/Nevato.vietnam
Hotline: 0905 588 939
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn nhanh chóng, chính xác nhất!
You must be logged in to post a comment.